Nano Anserin hỗ trợ điều trị gout

Dấu Hiệu Bệnh Gout Ở Chân Cần Lưu Ý Để Chữa Trị Kịp Thời

Dấu Hiệu Bệnh Gout Ở Chân Cần Lưu Ý Để Chữa Trị Kịp Thời

Bệnh gout là một trong những dạng viêm khớp gây ảnh hưởng rất lớn đến bệnh nhân, gây nên đau đớn, sưng và cứng khớp, thậm chí 1 số biến chứng của bệnh gout còn gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí là tàn phế. Những triệu chứng của gout thường xuất hiện nhiều nhất ở khu vực bàn chân, vậy làm sao để biết bản thân có mắc phải bệnh gout hay không? Hãy cùng Yogroup tìm hiểu dấu hiệu bệnh gout ở chân để có thể phát hiện và thực hiện điều trị kịp thời ở bài viết sau nhé.

Bệnh gout là gì?

Bệnh gout hay còn được dân gian gọi là bệnh thống phong là thuật ngữ được dùng để nói đến tình trạng tăng tích tụ axit uric trong cơ thể, dẫn đến tình trạng sưng viêm, đau đớn ở các khớp. Bệnh gout xuất hiện nhiều nhất ở khu vực bàn chân, nhất là ở ngón chân cái, tuy nhiên cũng có thể xuất hiện nhiều ở các khu vực khác.

Dấu hiệu bệnh gout ở chân qua các giai đoạn

Bệnh gout có thể tiến triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, và càng về sau bệnh tình sẽ càng trở nặng hơn. Mỗi giai đoạn bệnh sẽ có 1 tên gọi riêng, cụ thể:

Giai đoạn 1: lượng axit uric trong máu tăng cao, không có triệu chứng rõ ràng

Ở giai đoạn nồng độ axit uric trong máu của cơ thể tăng cao thường không có triệu chứng nào rõ rệt, dấu hiệu bệnh gout ở chân cũng không thấy rõ.

Ở giai đoạn này. các tinh thể axit uric có thể lắng đọng ở bên trong mô và dẫn đến tổn thương nhẹ, tuy nhiên người bệnh không cần phải thực hiện điều trị.

Ở những người có sự tăng axit uric trong máu không có triệu chứng nên thực kiểm kiểm soát các yếu tố nguy cơ để ngăn ngừa tình trạng tiến triển nặng hơn, gây nên gout.

Dấu Hiệu Bệnh Gout Ở Chân Cần Lưu Ý Để Chữa Trị Kịp Thời

Ở giai đoạn nồng độ axit uric trong máu của cơ thể tăng cao thường không có triệu chứng nào rõ rệt, dấu hiệu bệnh gout ở chân cũng không thấy rõ

Giai đoạn 2: bắt đầu xuất hiện các cơn gút cấp

Ở giai đoạn này, các tinh thể uric sẽ lắng đọng đột ngột, dẫn đến viêm cấp tính và xuất hiện các cơn đau cực kỳ dữ dội. Lúc này dấu hiệu bệnh gout ở chân là rõ nhất. Ccacs cơn gout cấp bùng phát thường sẽ giảm dần sau 3 đến 10 ngày.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến các cơn gout cấp bị kích hoạt, 1 số nguyên nhân phổ biến như tâm trạng căng thẳng, uống nhiều rượu bia, ăn nhiều đồ ăn có chứa purin như hải sản, thịt đỏ, nội tạng hoặc do thời tiết lạnh…

Giai đoạn 3: Khoảng cách giữa các cơn gút cấp

Giai đoạn này có thể hiểu là giai đoạn giữa các cơn guot cấp. Những cơn bộc phát gout có thể không xuất hiện lại sau vài tháng hoặc vài năm. Tuy nhiên, nếu không thực hiện các biện pháp điều trị, gout có thể tái lại thường xuyên hơn. Ở giai đoạn này, các tinh thể uric vẫn tiếp tục lắng đọng ở trong mô của cơ thể.

Giai đoạn 4: Bệnh gút có tophi mãn tính

Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh gót với những dấu hiệu bệnh gout ở chân rất rõ ràng, có thể gây suy nhược nghiêm trọng cho cơ thể. Lúc này các tổn thương vĩnh viễn đã có thể xảy ra ở khớp và thận.

Biểu hiện rõ nhất và bệnh nhân sẽ bị viêm khớp mạn tính và có những cục tophi xuất hiện tại các khớp, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Cục tophi là 1 dạng khối u lớn có tinh thể uric lắng đọng, có thể xuất hiện tại nhiều khu vực của cơ thể, như khớp ngón tay, ngón chân…

Nếu không thực hiện điều trị gout kịp thời, 1 thời gian dài sau bệnh gout có tophi mạn tính sẽ xuất hiện và dẫn đến những nguy hiểm khôn lường. 

Việc nhận biết các dấu hiệu bệnh gout ở chân sớm và thực hiện điều trị thì gout sẽ không tiến triển đến giai đoạn này.

Dấu Hiệu Bệnh Gout Ở Chân Cần Lưu Ý Để Chữa Trị Kịp Thời

Bệnh nhân sẽ bị viêm khớp mạn tính và có những cục tophi xuất hiện tại các khớp, có thể nhìn thấy bằng mắt thường

Dấu hiệu bệnh gút ở chân

Làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu bệnh gout ở chân? Bạn có thể thấy 1 số triệu chứng cực kỳ rõ rệt, nhất là các cơn đau xuất hiện 1 cách đột ngột vào ban đêm như:

Đau khớp dữ dội là 1 trong những dấu hiệu bệnh gout ở chân

Khu vực mà gout gây ảnh hưởng nhiều nhất và thường xuyên nhất chính là ngón chân cái, ngoài ra chúng vẫn xuất hiện ở các khu vực khác như mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay hay ngón tay…

Cơn đau do gout gây ra thường nghiêm trọng nhất trong khoảng 4 tiếng đến 12 tiếng kể từ khi bắt đầu khởi phát.

Dấu Hiệu Bệnh Gout Ở Chân Cần Lưu Ý Để Chữa Trị Kịp Thời

Khu vực mà gout gây ảnh hưởng nhiều nhất và thường xuyên nhất chính là ngón chân cái

Dấu hiệu bệnh gout ở chân rõ rệt với các cơn đau kéo dài

Khi các cơn đau dữ dội do gout gây ra giảm bớt thì cảm giác khó chịu ở khớp vẫn kéo dài từ vì ngày đến vài tuần, gây khó chịu cho người bệnh. Càng về sau, các cơn gout bộc phát càng có khả năng kéo dài và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều khớp hơn.

Tấy đỏ và sưng là dấu hiệu bệnh gout ở chân dễ nhận biết nhất

Các cơn gút tấn công sẽ khiến các khớp ở bàn chân sưng lên và tấy đỏ. Lý do là vì các tinh thể axit uric lắng đọng trong các mô có thể gây tổn hại cho da và xương, lúc này cơ thể sẽ cố gắng bảo vệ và ngăn ngừa bằng cách cung cấp các lớp đệm cho vùng bị sưng tấy.

Điều trị sưng viêm do gout, bác sĩ có thể kê các đơn thuốc chống viêm không steroid, NSAIDS hoặc corticosteroid.

Dấu Hiệu Bệnh Gout Ở Chân Cần Lưu Ý Để Chữa Trị Kịp Thời

Các cơn gút tấn công sẽ khiến các khớp ở bàn chân sưng lên và tấy đỏ

Dấu hiệu bệnh gout ở chân là khi sờ lên vùng khớp bị tổn thương sẽ thấy ấm nóng

Một dấu hiệu bệnh gout ở chân rất dễ nhận biết đó là các khớp bị sưng, mềm, ửng đỏ, khi sờ vào cảm thấy nóng và ấm.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các lưu lượng máu đến vùng bị ảnh hưởng bởi gout tăng lên. Cơ thể sẽ chống lại sự tích tụ của các tinh thể axit uric bằng cách vận chuyển các tế bào máu trắng đến tấn công các vật thể xâm nhập bất thường, dẫn đến các khớp bị ảnh hưởng bởi gout sẽ có cảm giác ấm nóng.

Tình trạng khớp bị sưng đỏ, nóng lên sẽ biến mất sau vài ngày nên người bệnh không cần quá lo lắng.

Dấu Hiệu Bệnh Gout Ở Chân Cần Lưu Ý Để Chữa Trị Kịp Thời

Một dấu hiệu bệnh gout ở chân rất dễ nhận biết đó là các khớp bị sưng, mềm, ửng đỏ, khi sờ vào cảm thấy nóng và ấm

Khi bệnh gout tiến triển đến viêm khớp mạn tính có thể dẫn đến tình trạng biến dạng khớp và hủy hoại khớp. Ngoài ra còn 1 số hệ lụy như bị sỏi thận, nặng hơn là suy thận. Do đó, nếu thấy các dấu hiệu bệnh gout ở chân mà yogroup vừa nêu ở trên, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất để kiểm tra và được tư vấn liệu trình chữa trị hợp lý, kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Khi phát hiện các dấu hiệu bệnh gout như đau đớn một cách đột ngột ở khớp, khớp sưng đỏ…bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để có thể điều trị kịp thời.

Nếu không có biện pháp điều trị bệnh gout kịp thời có thể khiến các cơn đau ngày càng nặng và dữ dội hơn, khiến khớp bị tổn thương nhiều hơn.

Nếu thấy khớp nóng lên, đau và dẫn đến sốt, hãy gọi cấp cứu ngay vì đây là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Dấu Hiệu Bệnh Gout Ở Chân Cần Lưu Ý Để Chữa Trị Kịp Thời

Khi phát hiện các dấu hiệu bệnh gout như đau đớn một cách đột ngột ở khớp, khớp sưng đỏ…bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để có thể điều trị kịp thời

Nguyên nhân nào dẫn đến gout?

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến gout đó chính là do lượng axit uric dư thừa trong cơ thể.

Cụ thể, Axit uric là 1 chất được sản xuất trong cơ thể thông qua quá trình phân hủy purin – 1 hợp chất hóa học có nhiều trong thịt, hải sản, nội tạng động vật…

Ở người bình thường, lượng axit uric sẽ được hòa tan trong máu và đào thải ra ngoài cơ thể thông qua nước tiểu. Khi cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric sẽ tích tụ lại và hình thành các tinh thể lắng đọng tại các khớp, dẫn đến viêm đau ở khớp lẫn khu vực mô xung quanh.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị gout

Nguy cơ mắc bệnh gout có thể tăng cao bởi 1 số yếu tố sau:

  • Tuổi tác và giới tính: tỷ lệ nam giới mắc bệnh gout cho thấy cao hơn nhiều so với nữ giới, do ở nam giới sản xuất nhiều axit uric hơn. Tuy nhiên phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh sẽ có mức axit uric gần bằng so với nam giới, do đó nguy cơ mắc bệnh gout cũng cao.
  • Di truyền: nếu gia đình bạn có người bị mắc bệnh gout thì nguy cơ bạn mắc phải cũng rất cao.iền sử gia đình mắc bệnh gout cũng làm bạn tăng nguy cơ mắc bệnh
  • Lối sống không lành mạnh: việc sử dụng quá nhiều rượu bia sẽ khiến cơ thể không đào thải được hết lượng axit uric, làm lắng đọng tinh thể acid uric ở khớp và dẫn đến gout. Ngoài ra, chế độ ăn uống với nhiều thực phẩm chứa purin cũng sẽ làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể. 
  • Phơi nhiễm chì: tình trạng phơi nhiễm chì mãn tính có thể liên quan đến 1 số trường hợp bị bệnh gout.
  • Sử dụng 1 số loại thuốc: một số loại thuốc lợi tiểu hay thuốc có chứa salicylate có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể và dẫn đến gout.
  • Béo phì cũng là 1 trong những nguyên dân dẫn đến gout
  • Do chấn thương hoặc phẫu thuật gần đây.
  • Các vấn đề sức khỏe khác: một số bệnh lý như suy thận hay các vấn đề khác về thận khiến cơ thể giảm khả năng đào thải các độc tố, dẫn đến nồng độ axit uric tăng cao. Ngoài ra các bệnh lý như huyết áp cao, tiểu đường cũng có mối liên quan đến bệnh gout.

Bệnh gút có gây nguy hiểm không?

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh gout có thể tiến triển thành những tình trạng nghiêm trọng như:

  • Bệnh gút tái phát: các cơn tái phát có thể có tần suất từ nhiều lần cho mỗi năm và người bệnh phải sử dụng thuốc kết hợp chế độ ăn uống hợp lý để ngăn ngừa các cơn gout bùng phát. Nếu không thực hiện điều trị, gout có thể gây mòn khớp và phá hủy khớp.
  • Bệnh gút nếu không điều trị có thể trở nên nặng hơn, sự tích tụ của các tinh thể acid uric ngày càng nhiều sẽ tạo thành các cục u tophi ở các khu vực như ngón tay, bàn tay, bàn chân hoặc gân achilles. Tuy các cục tophi không gây đau nhưng khi cơn gout bùng phát sẽ khiến chúng sưng và đau hơn.
  • Sỏi thận: khi tinh thể uric bị tích tụ ở đường tiết niệu sẽ dẫn đến sỏi thận ở những người bệnh gout.

Những phương pháp điều trị bệnh gút là gì?

Hầu hết những người bệnh gout đều được điều trị bằng thuốc để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng mà gout gây ra, đồng thời giúp ngăn chặn các cơn gout bùng phát và giúp giảm khả năng gặp phải các biến chứng của gout. Phần lớn người bị gout có thể được điều trị bằng thuốc. Thuốc trị gút thường giúp làm giảm

Một số loại thuốc thường được các bác sĩ chuyên khoa kê đơn như:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Colchicine
  • Corticosteroid

Các loại thuốc vừa được liệt kê đều có tác dụng hỗ trợ giảm viêm và đau ở những nơi bị ảnh hưởng bởi gút với cách dùng qua đường uống. Một người bình thường có thể không cần dùng thuốc mà các cơn gout cấp có thể biến nhất, tuy nhiên trong khoảng thời gian này gút có thể quay lại bất cứ lúc và thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Do đó hãy đến nơi thăm khám uy tín đẻ có phương pháp điều trị kịp thời.

Bài viết trên của Yogroup đã tổng hợp các dấu hiệu bệnh gout ở chân cũng như 1 số lưu ý để chữa trị đúng cách. Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *